talawas 22.3.2008
Diệp Thiết Kiều, Tôn Hải Hoa
Trung Quốc: Tầng lớp mới đang trở nên tự giác gánh vác trách nhiệm xã hội
Lý Nguyên dịch
“Với tư cách là một uỷ viên Chính hiệp (toàn quốc), tôi tuyệt đối không thể chỉ nói vì người giầu.” Lưu Nghênh Hà khẩu khí kiên định.
Ngày 8 tháng 3 tại phòng họp báo Đại lễ đường Nhân dân, Lưu Nghênh Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công ty Tường Ưng, Cáp Nhĩ Tân được Chính hiệp toàn quốc đề cử làm đại biểu của “nhân sĩ tầng lớp mới” tiếp nhận phỏng vấn của hàng trăm phóng viên trong, ngoài nước. Cùng trả lời phỏng vấn với bà còn có trăm triệu phú ông Từ Quán Cự, người xếp thứ 125 trong bảng những người giầu Trung Quốc năm 2007 của tạp chí Forbes; Vương Kiện Lâm, nhà doanh nghiệp nổi tiếng có tài sản tập đoàn trên 10 tỷ NDT, đã quyên góp từ thiện trên 1 tỷ NDT; cũng như Hàn Phương Minh, ngân hàng gia đầu tư đã từng là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ trường Đại học Harvard và Lưu Hồng Vũ, nữ đối tác công việc luật sư nổi tiếng, họ đều là uỷ viên Chính hiệp toàn quốc khoá 11.
“Trách nhiệm xã hội”, mấy con chữ gần đây đã làm cho nhân sĩ tầng lớp mới chịu nhiều trách cứ, thậm chí bị dán cho cái nhãn hiệu “khiếm khuyết”, là chủ đề mà họ muốn nói.
Tầng lớp mới đang trỗi dậy
“Tôi cho rằng tầng lớp mới là người được hưởng lợi gần đây nhất sau ba mươi năm cải cách”, Lưu Nghênh Hà nói.
Năm Lưu Nghênh Hà thành lập công ty đúng là năm cuộc cải cách mở cửa của nước ta có ý nghĩa cột mốc - đó là năm 1992, đồng chí Đặng Tiều Bình tuần du miền
“Đồng chí Đặng Tiểu Bình đã nói, phải để cho một số người, một số vùng giầu lên trước”. Câu nói đó còn ghi sâu trong ký ức Lưu Nghênh Hà.
Nhóm người giầu lên trước như Lưu Nghênh Hà cùng với các nhóm người khác mới trỗi dậy cấu tạo nên tầng lớp mới xã hội đã bơm thêm vào nhân tố mới cho kết cấu xã hội truyền thống do giai cấp công nhân, tầng lớp nông dân và phần tử trí thức tổ thành.
Có học giả cho rằng, sự sản sinh ra tầng lớp này có lợi cho tiến trình cải cách mở cửa và phát triển kinh tế nước ta. Chế độ công hữu đơn nhất chuyển biến thành kinh tế nhiều chế độ sở hữu cùng phát triển đã cung cấp cho sự sản sinh tầng lớp mới cơ sở chế độ, còn phân công lao động xã hội sẽ ngày càng tỉ mỉ hơn đã cung cấp cho sự xuất hiện của họ điều kiện hành nghề.
Rất nhiều người đồng thuận, tiêu chí cho việc thực sự trỗi dậy của tầng lớp mới là trong báo cáo Đại hội 16, Đại hội 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lần đầu tiên đề xuất cách nói “tầng lớp mới”, đồng thời giới hạn nghề nghiệp của họ là nhân viên sáng nghiệp và nhân viên kỹ thuật của các xí nghiệp khoa học kỹ thuật dân doanh, nhân viên quản lý kỹ thuật được mời làm việc tại các xí nghiệp vốn nước ngoài, hộ cá thể, chủ xí nghiệp tư doanh, nhân viên hành nghề trong tổ chức môi giới, nhân viên làm nghề tự do v.v…
Còn tại Chính hiệp toàn quốc khoá này “tầng lớp mới” đã lần đầu tiên chính thức xuất hiện trên vũ đài Chính hiệp với bộ mặt là một quần thể.
Ngày 2 tháng 3, tại cuộc họp báo đầu tiên, Ngô Kiến Quốc, người phát ngôn báo chí của Đại hội Chính hiệp Toàn quốc đã đặc biệt đề cập tới việc “vừa có nhân vật lãnh đạo của các lĩnh vực như kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục v.v…, cũng vừa có nhân sĩ đại biểu cho tầng lớp xã hội mới như các nhà xí nghiệp dân doanh, luật sư, kế toán sư v.v…”
Ngô Kiến Dân bình luận: “Việc gia tăng số lượng uỷ viên tầng lớp mới đã nâng cao tố chất chỉnh thể và trình độ tham chính, nghị chính của các uỷ viên.”
Hình ảnh của tầng lớp mới trên vũ đài chính trị
“Năm 1997, khi tôi đứng trước Đại lễ đường Nhân dân trang nghiêm, một cảm giác vinh dự tự hào đã tự nhiên nẩy sinh. Tôi cảm thấy đây là sự uỷ nhiệm trọng đại của quốc gia và nhân dân, tôi phải gánh vác trách nhiệm của một uỷ viên”, Từ Quán Cự với giọng nói tiếng phổ thông còn hơi mang âm hưởng Chiết Giang của mình kể lại cảm thụ của ông khi về Bắc Kinh tham chính.
Ông là một tiêu biểu của những nhà xí nghiệp dân doanh Trung Quốc tham chính. Ngày 23 tháng 1 năm 2001, với tư cách là nhà xí nghiệp dân doanh ông được bầu làm Phó Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Chiết Giang. Lúc đó đã có học giả trực tiếp khái quát hiện tượng người phát ngôn cho kinh tế phi công hữu tiến vào con đường lớn chính trị quốc gia là “hiện tượng Từ Quán Cự”.
“Ngày càng nhiều các nhà xí nghiệp dân doanh tiến vào đời sống chính trị, là sự tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội nước ta, cũng là sự thể hiện tiến cùng thời đại, tư tưởng giải phóng của Đảng ta.” Từ Quán Cự đã từng biểu thị như vậy.
Ngoài ra những nhân vật có tính đại biểu của tầng lớp mới như luật sư, kế toán sư v.v… cũng lũ lượt tiến vào Quốc hội và Chính hiệp toàn quốc, bước vào ngôi điện nghị sự quan trọng nhất của Trung Quốc.
Trong số này có luật sư Lưu Hồng Vũ, bà là người người sáng lập Viện công việc luật sư Đồng Đạt, Kim Thành.
“Đại biểu và uỷ viên là luật sư tham gia hai hội (Quốc hội và Chính hiệp), tôi cho rằng về số lượng so với các lĩnh vực khác hãy còn ít.” Lưu Hồng Vũ nói.
Nhưng với tư cách là nhà ngân hàng đầu tư, Hàn Phương Minh cho rằng đã tốt lắm rồi, ông nói: “Hiện nay cơ cấu chính trị của chúng ta đã cung cấp đường đi, điều kiện và bản vẽ đường lối cho tầng lớp mới tham dự đời sống chính trị quốc gia một cách có hiệu quả và trật tự.”
Hàn Phương Minh cho rằng cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ chính trị hiện nay, ý thức quyền lợi công dân, bao gồm cả tầng lớp mới ngày càng trỗi dậy, nguyện vọng tham dự chính trị vô cùng mãnh liệt, “tầng lớp mới là bộ phận tổ thành của xã hội, sự tham dự của chúng tôi là sự tham dự của một bộ phận trong toàn thể công dân xã hội tham dự.”
Trên thực tế, hệ thống chính trị quốc gia đã nghiêm túc suy tính tới tác dụng và yêu cầu của tầng lớp mới. Chiều ngày 3 tháng 3, Giả Khánh Lâm, đại biểu Uỷ ban Thường vụ Uỷ ban Toàn quốc khoá mười của Chính hiệp đọc báo cáo công tác trước đại hội; trong báo cáo ông chỉ ra, trong công tác năm năm tới của Chính Hiệp, cần quan tâm chú ý cao độ tới dân chủ, quan tâm chú ý tới yêu cầu lợi ích của tầng lớp xã hội mới. “Chính hiệp phải liên hệ chặt chẽ với các nhân sĩ tầng lớp xã hội mới, quan tâm chú ý yêu cầu lợi ích của họ, làm thông suốt con đường biểu đạt lợi ích.”
“Điều này có nghĩa là trong tương lai sẽ có càng nhiều nhân sĩ tầng lớp mới trỗi dậy trong xã hội có quyền phát ngôn đối với công việc chung quốc gia”, Hàn Phương Minh nói.
Hình tượng xã hội đang chờ thay đổi
Tuy nhiên, đồng thời với việc lực ảnh hưởng ngày càng hình thành trên vũ đài chính trị, hình tượng xã hội của tầng lớp mới đã có một dạo gặp nguy hiểm.
Đối với một số người thì xem ra một số chủ xí nghiệp tư nhân và hộ cá thể thường thường gắn liền với những hiện tượng xấu xa như làm hàng giả hàng nhái, trốn thuế, lậu thuế, cắt xén tiền lương, hủ hoá cán bộ, xa hoa lãng phí, phá hoại môi trường và làm hỏng phong khí xã hội v.v… Còn tầng lớp mới như luật sư, người môi giới, kế toán sư v.v… thường không sao thoát khỏi dính líu với những đánh giá mặt trái như làm hủ bại ngành hàng, giỏi lừa gạt v.v…
Năm 2007 vừa qua, các phú hào tầng lớp mới do vụ án kinh tế mà bị bắt có Tạ Quốc Thắng, chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hoa Viên, Hà Nam, nguyên Uỷ viên Chính hiệp Toàn quốc; Lý Nghĩa Siêu, chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Trung Thái, nguyên đại biểu Quốc hội; Tôn Thụ Hoa, chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hoa Lâm, nguyên đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Nam v.v…
Trong trả lời phỏng vấn hôm nay, 5 vị đại biểu cũng gặp những câu hỏi về mặt này.
Khi được hỏi “đối xử với bất công tư pháp như thế nào”, Lưu Hồng Vũ đã trình bầy thẳng thắn, trong ngành luật sư có con sâu làm rầu nồi canh, bới vì bản thân nghề luật sư là kết giao với quyền lực, “mà xưa nay, trong ngoài chỉ cần chỗ nào có quyền lực là sẽ có hủ bại.”
Nhưng bà cho rằng bất công tư pháp có bối cảnh vô cùng phức tạp. “Tôi đã đọc trong báo cáo của chính phủ, Thủ tướng Ôn đề xuất phải ra sức chống tham ô, chúng tôi thấy quyết tâm của chính phủ, tôi cũng hy vọng tư pháp công bằng phải do chánh án, luật sư và cộng đồng xã hôi xây dựng.”
Còn Vương Kiện Lâm, chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn Vạn Đạt, Đại Liên thì được hỏi, khi người ta nói đến nhà xí nghiệp dân doanh, nói chung đều gắn họ với quan thương câu kết, trốn thuế lậu thuế và không thành thực tín nghĩa, hỏi ông đánh giá tình trạng thành thực tín nghĩa hiện nay của các nhà xí nghiệp dân doanh Trung Quốc như thế nào.
Vương Kiện Lâm cũng nói thẳng, để phát triển, cá biệt xí nghiệp dân doanh trong thời kỳ đầu phát triển đã không từ thủ đoạn, tình trạng câu kết quan, thương là có.
Nhưng ông cho rằng bộ mặt của tầng lớp mới đang thay đổi.
Lưu Hồng Vũ nói ví dụ như Hội Luật sư Toàn quốc và Hội Luật sư các địa phương đều thành lập Uỷ ban chuyên nghiệp giúp đỡ luật sư, Uỷ ban chuyên nghiệp còn cùng Quỹ giúp đỡ luật sư của Bộ Tư pháp cùng thành lập Quỹ giúp đỡ nông dân vào thành phố làm thuê, chuyên phục vụ cho nông dân vào thành phố làm thuê. “Như Viện công việc luật sư Đồng Lệ Hoa Bắc Kinh, chuyên phục vụ pháp luật cho cho những nông dân vào thành phố làm thuê nghèo khổ, mỗi ngày có hàng ngàn lượt nông dân vào thành phố làm thuê chen chúc tại cửa viện, và điện thoại hầu như không ngừng cung cấp tư vấn.”
Vương Kiện Lâm cũng biểu thị, hiện nay nhiều xí nghiệp dân doanh phát triển rất nhanh, và rất tuân thủ luật pháp, thậm chí có cái đã tham gia cạnh tranh quốc tế.
“Không nên đánh giá tầng lớp mới quá lệch lạc.” Bảo Dục Quân, Hội trưởng Hội nghiên cứu kinh tế dân doanh Trung Quốc, từng là uỷ viên Chính hiệp toàn quốc khoá mười cho rằng, người vi phạm pháp luật, không tuân theo kỷ luật trong tầng lớp mới rốt cuộc chỉ là số ít, “tầng lớp sáng tạo của cải, công ăn việc làm, xuất khẩu, nộp thuế, thúc đẩy xây dựng thể chế kinh tế thị trường, lẽ ra phải được sự lý giải và tôn trọng của xã hội.”
Nhưng ông đồng thời thừa nhận, chưa thể đánh giá quá cao độ thành thục của tầng lớp mới trong xã hội. “Thời gian tầng lớp mới xuất hiện còn ngắn, thành viên cấu thành phức tạp, hoặc nhiều hoặc ít đều mang theo dấu ấn của môi trường mà họ vốn từng ở, thế giới quan, tố chất văn hoá cũng như hướng theo đuổi giá trị tương đối phức tạp, lại cộng thêm ở vào thời kỳ thể chế cũ, mới thay đổi, rất khó hình thành quan niệm giá trị thống nhất, nên sự trưởng thành của nó phải được sự lý giải, ủng hộ, và dẫn dắt của xã hội.”
“Nâng cao năng lực tham chính, nghị chính của tầng lớp mới cũng đòi hỏi phải có một quá trình”. Trần Hỷ Khánh, Phó Trưởng ban Mặt trận Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, uỷ viên Chính hiệp toàn quốc nói.
Tích cực dẫn dắt tầng lớp mới đảm đương trách nhiệm xã hội
Trong báo cáo, chủ tịch Giả Khánh Lâm đề xuất, đối với tầng lớp xã hội mới, phải “dẫn dắt họ tự giác gánh vác trách nhiệm xã hội, làm những người xây dựng sự nghiệp xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.”
Phó Trưởng ban Trần Hỷ Khánh nói, hiện nay tính tự giác đi lên trước vũ đài xã hội của “nhân sĩ tầng lớp mới” còn thể hiện chưa đủ.
“Phần lớn những người này không có biên chế, rất ít tham gia hoạt động xã hội có tổ chức”, phương thức kinh doanh phân tán, độc lập khiến họ có thói quen tồn tại độc lập ở ngoài hình thái ý thức chủ lưu. Đồng thời sự quan tâm chú ý và phương thức cống hiến của họ đối với xã hội cũng lộ rõ sự đơn nhất. Mặc dù quần thể này trực tiếp hoặc gián tiếp cống hiến cho toàn quốc gần 1/3 tiền thuế và 40% tổng mức xuất nhập khẩu thương mại, nhưng thường thường coi nhẹ trách nhiệm xã hội đối với văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường, công ích v.v…
Ngoài ra tính công danh lợi lộc trong tham dự chính trị của tầng lớp mới cũng bị trách cứ. Trần Quang Kim, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc phân tích chỉ ra: yêu cầu lợi ích chủ yếu của tầng lớp xã hội mới là hy vọng có thể trên một trình độ nhất định ảnh hưởng tới lực chấp hành chính sách, để từ đó tạo ra điều kiện tốt hơn cho phát triển kinh tế phi công hữu.
Sáng ngày 8 tháng 3, trong hội nghị toàn thể lần thứ hai của Chính hiệp toàn quốc khoá 11, Vương Kiện Lâm đã có bài phát biểu tại hội nghị với nhan đề “Các nhà xí nghiệp dân doanh gánh vác trách nhiệm xã hội như thế nào”. Ông nói, “Trách nhiệm xã hội phải là vấn đề có tính chung của mọi xí nghiệp gia bao gồm cả xí nghiệp gia dân doanh.”
Còn Từ Quán Cự đã giao một đề án cho “hai hội” mà chủ đề là về việc thúc đẩy xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của xí nghiệp, nhằm cống hiến cho việc thúc đẩy xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa.
“Tôi nghĩ trách nhiệm xã hội của xí nghiệp nên là toàn phương vị, lập thể”, Từ Quán Cự nói, nên bao gồm trách nhiệm về các mặt như trách nhiệm yêu nước, báo quốc, trách nhiệm phát triển xã hội, trách nhiệm thành thực tín nghĩa tuân theo pháp luật, trách nhiệm dạo đức tự răn mình, trách nhiệm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường cũng như nhiệt tình vì công ích và sự nghiệp từ thiện v.v…
“Với tư cách là tầng lớp mới giầu lên trước, chúng ta nên gánh vác trách nhiệm xã hội trước.” Lưu Nghênh Hà nói, với tư cách là nhà xí nghiệp dân doanh, trước tiên phải thực sự xây dựng xí nghiệp cho tốt, cố gắng mở rộng cơ hội có công ăn việc làm, nâng cao tiêu chuẩn tiền lương của công nhân viên, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường sống và các hạng mục bảo hiểm phúc lợi của công nhân viên.
Được biết việc lựa chọn, bồi dưỡng các nhân sĩ đại biểu cho tầng lớp xã hội mới đã được đưa vào qui hoạch tổng thể của việc xây dựng đội ngũ đại biểu nhân sĩ ngoài Đảng. Hệ thống đánh giá tầng lớp xã hội mới cũng đang được bắt tay xây dựng, sự ra đời của nó sẽ cung cấp căn cứ quan trọng để đánh giá tầng lớp mới.
Bài đọc thêm: Thế nào là tầng lớp xã hội mới của Trung Quốc
Bản tiếng Việt © 2008 talawas
Nguồn: Báo Thanh niên Trung Quốc ngày 10/3/2008
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét